Các kiểu phá rối để chứng minh một quan điểm Wikipedia:Đừng_phá_rối_Wikipedia_nhằm_chứng_minh_một_quan_điểm

Đùa giỡn với hệ thống

Đùa giỡn với hệ thống nghĩa là dùng các quy định và hướng dẫn Wikipedia một cách ác ý, để cố ý gây trở ngại cho các mục tiêu của Wikipedia và quá trình viết và biên tập bài của cộng đồng. Đùa giỡn với hệ thống có tính chất phá vỡ, và là một hình thức gây rối trong một số trường hợp. Đùa giỡn với hệ thống thường có liên quan đến việc lạm dụng (hoặc chống lại) một quy định đề cố ý phá hoại hoặc gây rối các quy trình làm việc của Wikipedia, nhằm tuyên bố ủng hộ một quan điểm rõ ràng trái ngược với các quy định đó, hoặc nhằm tấn công một lập trường vốn dĩ dựa theo quy định.

Một số ví dụ (chưa đầy đủ) về Đùa giỡn với hệ thống: –

  1. Wikilawyering - Vận dụng các quy định/hướng dẫn theo hướng trái với nguyên lý của các quy định/hướng dẫn đó nhằm "chiến thắng" các tranh chấp về sửa đổi. Cộng đồng Wikipedia rất khó chịu với hành động này.
  2. Lạm dụng quy định để chống lại người khác.
  3. Dùng lời lẽ của quy định làm lá chắn khi phá vỡ tinh thần của quy định.
  4. Cố ý hiểu sai diễn đạt sai về các hành động của các thành viên khác để làm cho họ có vẻ như vô lý hoặc không đúng đắn.
  5. Chọn ra vài câu chữ trong một quy định (hoặc chọn ra một quy định) để áp dụng và cố ý lờ đi các nội dung (hoặc quy định) khác có liên quan. Ví dụ cố bám lấy Kiểm chứng nhưng lờ Trung lập.
  6. Cố gắng áp đặt một cách hiểu lệch lạc về quy định, hoặc áp đặt quan điểm riêng về "các tiêu chuẩn cần áp dụng" thay vì theo quan điểm của cộng đồng.
  7. Tuyên bố đã đạt được một sự đồng thuận trong khi chẳng có đồng thuận nào.
  8. Cố ý làm thảo luận dẫm chân tại chỗ hoặc ngăn cản không cho thảo luận tiến triển.
  9. Giữ tình trạng mấp mé giữa vi phạm quy định hoặc không vi phạm, hoặc chỉ vi phạm ở mức độ thấp, làm người khác khó có thể chứng minh được thái độ xấu của mình.
  10. Lạm dụng quy trình.

Một số quy định và hướng dẫn khác đôi khi cũng áp dụng được cho hành vi đùa giỡn với hệ thống. Ví dụ như phá rối (trong đó có "phá rối để chứng minh một quan điểm"), bất lịch sự (trong đó có việc liên tục dùng biển 'cảnh cáo' một cách giả tạo), tấn công cá nhân và không giữ thiện ý.

Nếu không có bằng chứng rõ ràng về ác ý hoặc khi thực ra chỉ là một sai sót không cố ý, thành viên thường không được xem là đang đùa giỡn. Tuy nhiên, cũng rất có thể là đùa giỡn, nếu hành động là cố ý, hoặc khi rõ ràng là họ không có cách nào giải thích một cách hợp lý rằng mình không cố ý.

Cố ý không hiểu

Trong một số trường hợp, một số thành viên đã lưu danh các cuộc tranh luận bằng cách bám lấy một luận điệu hay quan điểm mà từ lâu đã bị mất tín nhiệm, không ngừng lặp đi lặp lại nó, và từ chối thừa nhận lý lẽ, căn cứ của người khác hay thừa nhận sai lầm của bản thân. Những thành viên kiểu này thường lấy các tuyên bố sai làm cơ sở cho các tấn công trong tương lai hoặc việc soạn thảo kiểu phá rối nhằm nêu rõ quan điểm của mình.

Cơ sở của Wikipedia là việc soạn thảo thiện ý hợp tác và đồng thuận. Khi một lập trường đã đi quá giới hạn của sự hợp lý, và tình hình trở nên rõ ràng rằng có một sự cố ý không chịu hiểu bất kể diễn đạt rõ ràng của quy định, bất kể các quan điểm và bình luận có lý của các thành viên độc lập có kinh nghiệm, các bảo quản viên hay những người hòa giải, thì sự cố ý không chịu hiểu đó không còn là một lập trường hợp lý hay sự tuân thủ quy định - nó đã trở thành một dạng phá rối, phá rối để chứng tỏ một quan điểm.

Lưu ý rằng vấn đề chính là ở việc soạn thảo phá rối chứ không chỉ ở việc cố giữ quan điểm.

Tin vịt

Đừng đưa các thông tin sai lệch vào Wikipedia để thử khả năng của chúng tôi trong việc phát hiện và loại bỏ tin vịt; việc này phí phạm thời gian của mọi người, trong đó có thời gian của bạn.